Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Tại sao đường phố Nhật Bản không có cọng rác nào?
Trong Phật giáo Thiền tông, những công việc nhỏ hằng ngày như quét dọn, nấu ăn cũng được xem là tu luyện tinh thần như ngồi thiền. Đây là văn hóa, triết lý sống của người Nhật


Đường phố ở Nhật luôn sạch sẽ nhờ ý thức chung của người dân - Ảnh: BBC



Hầu hết du khách đến Nhật Bản lần đầu đều ngạc nhiên bởi sự sạch sẽ, ngăn nắp ở mọi nơi. Đặc biệt, trên đường phố hầu như không có thùng rác lẫn người quét dọn. Làm sao họ giữ được như vậy?



Câu trả lời đơn giản là mỗi người Nhật đều tự ý thức gìn giữ môi trường sống.



"Trong suốt 12 năm cắp sách đến trường, từ tiểu học lên tới trung học phổ thông, công việc dọn vệ sinh luôn nằm trong thời gian biểu của tất cả học sinh. Ở nhà, các ông bố, bà mẹ luôn dạy trẻ con rằng sống bừa bãi là một điều không hay" - bà Maiko Awane, một công chức nhà nước, mô tả.



Tiếng lành đồn xa



Khi những cô, cậu bé lớn lên, thái độ của chúng đối với không gian sống không chỉ dừng lại ở trường lớp, nhà ở mà còn bao gồm tất cả những gì chúng gọi là quê hương, tổ quốc.



Nhiều năm qua, thế giới cũng đã chứng kiến một số ví dụ cho sự ngăn nắp điển hình của người Nhật. Ở Giải vô địch bóng đá thế giới năm 2014 tại Brazil, cổ động viên đội tuyển quốc gia Nhật Bản khiến cả thế giới ngả mũ bằng hành động ở lại dọn vệ sinh khán đài sau trận đấu.



Các cầu thủ Nhật ra về thì để lại một phòng thay đồ sạch bóng. Chuyện hiếm đến mức người điều phối của FIFA Priscilla Janssens viết trên Twitter khen ngợi: "Thật là một tấm gương cho tất cả các đội".



"Người Nhật chúng tôi rất nhạy cảm về hình ảnh của mình trong mắt người khác. Chúng tôi không muốn mọi người nghĩ chúng tôi là người xấu, không được học hành, dạy dỗ đến chốn để làm một việc đơn giản là dọn vệ sinh" - bà Awane giải thích.



Tại các sự kiện lễ hội ở Nhật, cảnh tượng cũng giống như Brazil. Mỗi khán giả tự giữ rác của mình cho đến khi tìm thấy thùng rác; người hút thuốc tự mang theo gạc tàn, không để khói ảnh hưởng người xung quanh...



Trong cuộc sống hằng ngày cũng vậy, từ 8h sáng, nhân viên văn phòng quét dọn các con đường xung quanh công ty; trẻ con xung phong mỗi tháng đi nhặt rác quanh trường học... Tất nhiên không có gì nhiều để họ dọn vì vốn dĩ mọi người đã tự mang rác về nhà mình.



Ở Nhật, khi bị cảm hoặc cúm, mọi người mang khẩu trang y tế để không lây cho người khác. Đây là một biểu hiện đơn giản vì cộng đồng, càng ít người nhiễm bệnh, xã hội tiết kiệm được chi phí chăm sóc y tế và tránh tổn thất do năng suất lao động giảm.



Người Nhật chúng tôi tin rằng không nên làm phiền người khác bởi sự lười biếng và thờ ơ trước đống rác do mình tạo ra”



Bà Maiko Awane (một công chức nhà nước của Nhật)



Một nét văn hóa



Chuyện ngăn nắp của người Nhật không phải là hiện tượng mới. Năm 1600, khi lần đầu tiên đặt chân đến Nhật, nhà hàng hải người Anh Will Adams đã hết sức ngạc nhiên trước những cái cống thoát nước và toilet sạch như mới, trong khi quê nhà ông thời đó "xú uế nằm đầy đường".



Trong ấn phẩm Samurai William, tác giả Giles Milton mô tả rằng "người Nhật phải nói là kinh hoàng trước sự thờ ơ của dân châu Âu với vệ sinh cá nhân".



Bên cạnh ý thức về sức khỏe và môi trường, người Nhật ở sạch còn do ảnh hưởng của đạo Shinto bản địa và Phật giáo Thiền tông du nhập từ Trung Quốc và Hàn Quốc giai đoạn thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 8.



"Trong Thiền tông, tất cả hoạt động hằng ngày, bao gồm ăn uống, quét dọn, đều là dịp để tu tập. Việc làm sạch đất cát, cả trong thực tế và trong tinh thần, đều đóng một vai trò quan trọng" - bà Eriko Kuwagaki, thuộc đền Shinshoji (TP Fukuyama, tỉnh Hiroshima), diễn giải.



Còn trong ấn phẩm Sách nói về Trà, học giả Okakura Kakuro mô tả về không gian trà đạo như sau: "Trong căn phòng mọi thứ phải tuyệt đối sạch sẽ. Không hạt bụi nào còn hiện diện kể cả trong cái góc tối tăm nhất, nếu không, người chủ không phải là bậc thầy về trà".



Ông Okakura viết những dòng đó hồi năm 1906, đến giờ mọi thứ vẫn đúng y như vậy. Nếu sống ở Nhật, bạn phải học cách không xì mũi nơi công cộng, dùng nước rửa tay trong tiệm ăn và văn phòng, học cách phân rác trong nhà thành 10 loại để tái chế...
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng (27-04-2024)
    Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước (23-04-2024)
    Đài Loan hứng 93 trận động đất trong đêm (23-04-2024)
    Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người (22-04-2024)
    Người định cư Israel náo loạn bờ Tây, cảnh báo bạo lực leo thang (21-04-2024)
    Quảng Trị tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa bệnh than xâm nhập vào nội địa (11-04-2024)
    Hải quan thông tin về hợp tác, hội nhập hải quan ASEAN (08-04-2024)
    Hơn 100 người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Mozambique và Tunisia (08-04-2024)
    'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' (04-04-2024)
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)
    Tình hình người Việt Nam trong vụ khủng bố tại Nga (23-03-2024)
    143 người thiệt mạng trong vụ khủng bố ở Nga (23-03-2024)
    Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024 (23-03-2024)
    Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lại không thông qua nghị quyết ngừng bắn ở Gaza (22-03-2024)
    Liên hợp quốc quan ngại về các hoạt động quân sự của Israel tại bệnh viện Al-Shifa (21-03-2024)
    National Asian Pacific Center On Aging (20-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Ông Duterte tiết lộ đang mắc bệnh 'mắt to mắt nhỏ' (07-10-2019)
    Người nước ngoài không được nhập cư vào Mỹ nếu không có bảo hiểm y tế (05-10-2019)
    Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh đem 300 triệu tặng viện phí cho em bé ghép tim (04-10-2019)
    Dân số giảm, quân đội Hàn Quốc giảm chuẩn 'bắt lính' (30-09-2019)
    Bị phạt 2.700 USD nếu không dắt chó đi dạo mỗi ngày (28-09-2019)
    Voi 70 tuổi trơ xương sau lớp áo lễ hội đã chết, bị khám nghiệm tử thi (25-09-2019)
    Người cưới 23 vợ một năm (24-09-2019)
    Học sinh khắp thế giới bãi khóa vì 'nhà chúng ta đang cháy' (21-09-2019)
    Người phụ nữ lập kỷ lục bơi 4 vòng qua eo biển Manche không nghỉ suốt 54 giờ (17-09-2019)
    Paris lo nguy cơ nhiễm độc bởi 460 tấn chì bị cháy ở Nhà thờ Đức bà (15-09-2019)
    Bắt trọn ổ lừa đảo hơn 270 người Trung Quốc (14-09-2019)
    Dân làng Philippines đổi 2kg rác nhựa lấy 1kg gạo (13-09-2019)
    Người Trung Quốc lũ lượt về nước khi Campuchia cấm đánh bạc trực tuyến (11-09-2019)
    Indonesia: hồi sinh múa rối bóng nhờ con rối 3D và nội dung hiện đại (10-09-2019)
    9 sinh viên Trung Quốc bị từ chối nhập cảnh Mỹ (08-09-2019)
    3 thực tập sinh Việt kiện công ty Nhật vì bị lừa đi khử phóng xạ (05-09-2019)
    Xe buýt lật khiến 5 du khách Trung Quốc chết (04-09-2019)
    CITES bảo vệ quyền của loài voi hoang dã châu Phi (03-09-2019)
    Thêm 2.000 đám cháy mới ở Amazon chỉ sau 2 ngày Brazil cấm đốt rừng (02-09-2019)
    Chỉ vài cuộc điện thoại, sinh viên tại Anh bị lừa mất cả tỉ đồng (01-09-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152772151.